Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miềng Trung. Ngày 4 tháng 2 năm 1999, Cùng với tháp Chàm – Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Từ thế kỉ XVII, XVIII, có hàng trăng hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam…đến đồi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm…. Những lễ hội, những tập tục văn hóa xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân què, nón mê, guốc gỗ… của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sẵc treo dọc phố, treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.
* Hội An nằm ở đâu?
Hội An là thành phố du lịch của Quảng Nam – Một tỉnh thuộc miền Trung của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc và cách Tp. Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Nằm ở chính khu vực chính giữa dọc theo trục Bắc – Nam, đây là điểm giao thoa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền, điều này góp phần làm cho Quảng Nam nói chung cũng như phố cổ Hội An nói riêng giàu truyền thống văn hóa, độc đáo về bản sắc văn hóa.
* Khí hậu
Vùng đất Quảng Nam cũng như Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó chỉ có 2 mùa là và mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 và mùa mưa từ khoảng tháng 9 đến tháng giêng năm sau. Dù nằm sâu trong khu vực miền Trung và cận Nam Trung Bộ nhưng Hội An vẫn chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,4 độ C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20 độ C. Do mùa mưa thường trùng với mùa bão, thêm vào đó Quảng Nam là tỉnh tiếp giáp với biển nên chịu nhiều ảnh hưởng mỗi khi có bão đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Nếu du khách muốn ghé thăm du lịch Hội An thì nên đi vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm là đẹp nhất vì thời tiết lúc này khá dễ chịu, trời ít mưa, quá trình tham quan cũng không bị gián đoạn.
*Phương tiện đi lại
Quảng Nam không có sân bay nên nếu du khách đi bằng máy bay thì có thể đáp xuống sân bay gần nhất tại Đà Nẵng, chỉ cách Hội An khoảng 30 km. Để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, bạn nên đặt vé trước tầm 3 – 6 tháng. Hiện nay, các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ TP. HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng và mở các chương trình siêu khuyến mãi.
Ngoài phương tiện máy bay du khách có thể đi bằng tàu hỏa từ Hà Nội hoặc Sài Gòn theo tuyến đường sắt Bắc – Nam với mức vé dao động từ 400.000đ đến 1.200.000 đồng. Tuy nhiên thời gian di chuyển bằng phương tiện này khá dài, mất tới 14 đến 20 tiếng nên gây nhiều mệt mỏi. Điều này tương tự với xe khách, mức vé từ khoảng 400.000- 500.000 đồng.
Cosiha Homestay
Địa chỉ: 16 Trần Quang Khải, Phường Cẩm Châu, Hội An
Nằm siêu gần bến đồ Hội An, nơi thường xuyên diễn ra những buổi giao lưu văn nghệ, trình diễn lớn có homestay Cosiha siêu lung linh
Homestay Hội An Beach
Địa chỉ: An Bàng, Cẩm An, Hội An
Giá: 850k/đêm/2 người
Chỉ cách biển An Bàng chưa đầy 3 phút đi bộ, homestay hoi an beach vừa có những góc trầm mặc cổ xưa để du khách hoài niệm những điều đã cũ vừa có những không gian sang trọng, đầy thơ mộng để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn sự tiện nghi thoải mái của một kì nghỉ
Life Homestay
Địa chỉ: 53 Phạm Văn Đồng, Tân An, Hội An
Giá: 450k/đêm/2 người
Du khách đến với Life Homestay sẽ bị hớp hồn bởi hồ bơi cực kì sang chảnh. Nước hồ trong, mát về mua hè và ấm về mùa đông. Chủ nhà tinh ý để sẵn những chiếc ghế nghỉ và bàn uống nước ngay hai bên bờ hồ, mang đến cho bạn cảm giác nghỉ ngơi thoái mái nhất.
Phòng ngủ ở đây đều có minibar, nhà tắm riêng, TV truyền hình cáp và wifi chạy vù vù. Nếu muốn trổ tài nữ công gia chánh thì bạn cũng có thể trưng dụng ngay nhà bếp chung với đầy đủ dụng cụ nấu nướng.
Tất cả các phòng trong homestay này đều được trang bị đầy đủ tiện nghi, thể hiện sự chu đáo của chủ nhà nhằm giúp cho du khách có được không gian nghỉ dưỡng dễ chịu nhất.
Chùa Cầu
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất.Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
* Phố đèn lồng
Phố đèn lồng là hình ảnh quen thuộc đối với bất kỳ ai đã từng ghé thăm Hội An. Vào mỗi dịp hội đèn lồng, thường vào mùa xuân, bạn có thể đặt khách sạn gần Phố cổ Hội An để ngắm ngõ phố rạo rực đón tết, cả khu phố như thay áo mới khoe sắc rực rỡ. Từng hiên nhà, cửa hiệu, nơi công cộng… được trang trí bằng đèn lồng với đủ màu sắc, kích cỡ. Đến với du lịch Hội An những ngày này, du khách như “lạc lối” trong một xứ sở cổ tích, một “vương quốc” đèn lồng kỳ ảo, lung linh.
Cù Lao Chàm
Cù lao Chàm trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố du lịch Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Đây là một cụm đảo được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào cùng các rặng san hô.
Biển Cửa Đại
Cách đô thị cổ Hội An khoản 5 km về phía đông và cách Đà Nẵng 30 km về phí Nam. Là hợp lưu của ba con sông lớn ở Hội An đó là: sông Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng. Bở biển Cửa Đại với bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Biển Cửa Đại nước trong ngần. Cát biển trắng phau phau. Dưới ánh nắng, biển càng thêm trong, cát càng thêm trắng. Cửa Đại có nét duyên mà du khách càng khám phá càng thấy hấp dẫn. Hệ thống resort được xây dựng thân thiện với môi trường. Gần như không có nhà cao tầng. Đa số vẫn chọn kiến trúc dân dã làng quê Việt Nam để tô điểm cho nét duyên Cửa Đại.
LÀNG LỤA HỘI AN:
Nhất định phải đến đây 1 lần trong đời, nơi đây mang lại trải nghiệm vô cùng thú vị, các bạn nhỏ được chiêm ngưỡng từng quá trình, công đoạn khác nhau, từ vườn dâu cổ thụ, nơi nuôi tằm nhả tơ, được ngắm những con tằm 1 ngày, 10 ngày, 18 ngày tuổi, được xem công đoạn nấu kén để lấy tơ, đến nơi nghệ nhân dệt vải, dệt lụa từ những sợi tơ óng ánh bên khung cửi và những sản phẩm hoàn chỉnh thành chiếc áo, chiếc khăn rực rỡ màu sắc. Kết thúc hành trình nhà mình còn được hướng dẫn cách phân biệt lụa tơ tằm thật và giả và được nhâm nhi cốc nước dâu tằm mát lịm.
Địa chỉ: 28 Nguyễn Tất Thành – sđt 05103 921 144
Thời gian tham quan: 9h – 16h30
Giá vé: 50k/người lớn, trẻ em dưới 10 tuổi miễn phí. Nên gọi điện đặt chỗ trước để có hướng dẫn viên đi cùng nhé, lần này nhà mình được 1 em hướng dẫn viên tên Hoàng Thu Hường vô cùng nhiệt tình và mến khách đi cùng.
LÀNG GỐM THANH HÀ:
Làng gốm Thanh Hà được hình thành từ thế kỷ 19, khác với gốm Bát Tràng được làm từ đất sét trắng, gốm Thổ Hà Bắc Giang từ đất sét xanh thì gốm Thanh Hà được người người dân lấy lên từ đất sét dọc sông Thu Bồn. Đến đây nhà mình được tham quan từng hộ dân làm gốm từ khâu lọc đất sét cho đến nhào đất, nặn sản phẩm và nung sản phẩm, được trải nghiệm trực tiếp làm một sản phẩm của mình. Cuối hành trình còn được tặng 1 món đồ lưu niệm mang về. Nếu còn thời gian hãy tham quan Bảo Tàng Gốm của tư nhân ngay trong Làng Gốm nhé, trong này có rất nhiều điều thú vị.
Địa chỉ: Thuộc khối Nam Diêu, phường Thanh Hà, cách Phố cổ Hội An 3km về phía Tây- Nam.
Thời gian tham quan: 9h – 17h00
Giá vé: 35k/người lớn, trẻ em dưới 10 tuổi miễn phí
LÀNG RAU TRÀ QUẾ:
Làng rau Trà Quế được bao bọc bởi con sông Đế Võng và đầm Trà Quế nên có không gian mát mẽ, trong lành, thiên thời địa lợi, rau Trà Quế không chỉ có vị thơm nồng đặc trưng mà đặc biệt là rau sạch được bón phân vô cơ từ chính những rong rêu vớt từ lòng sông chảy quanh làng. Đến đây nhà mình được ngắm hệ thống tưới rau rất hiện đại, được trải nghiệm làm nông dân, làm bánh tráng.
Địa chỉ: Cách biển An Bàng chỉ 1km và phố cổ Hội An 3km.
Thời gian: Bạn nên đến vào buổi chiều sẽ mát mẻ hơn và được trải nghiệm làm bánh tráng nữa.
RỪNG DỪA BẢY MẪU CẨM THANH:
Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh được ví như là “Nam bộ trong lòng phố cổ”. Cảm giác được ngồi thuyền thúng bồng bềnh trôi dưới bóng dừa mát rượi, lắng nghe tiếng xào xạc của những cành dừa rung trong gió, thật dễ chịu vô cùng. Tại đây nhà mình được trải nghiệm quăng lưới bắt cá, làm các món đồ xinh xinh thủ công bằng lá dừa non, được xem biểu diễn thuyền thúng và nhiều trải nghiệm thú vị khác nữa.
Địa chỉ: Cách biển An Bàng 7km và phố cổ Hội An 6km
Thời gian: Nên đến vào buổi sáng tầm 10h sau đó nghỉ trưa và ăn uống tại Khu du lịch sinh thái Xứ Dừa – Tổ 2, Thôn Cồn Nhàn, Xã Cẩm Thanh – 0935005025. Khu này có chòi lá riêng biệt và có võng để nghỉ trưa, xung quang bao bởi rừng dừa và song nước rất mát mẻ, đồ ăn giá rẻ và ngon.
LÀNG MỘC KIM BỒNG:
Làng mộc Kim Bồng là một trong những làng nghề truyền thống ở Hội An có tuổi đời lên tới 600 năm. Trong thời nhà Nguyễn, Kim Bồng là cái tên nổi tiếng nhất nhì với những tác phẩm mộc tinh xảo, độc đáo với từng con thuyền, nhà cửa. Kiến trúc tinh tế của từng ngôi nhà hay ngôi chùa ở phố cổ Hội An đều được thiết kế bởi bàn tay tài hoa của các thợ mộc Kim Bồng.
Địa chỉ: Đường Nông Thôn, Thôn Trung Hà, Xã Cẩm Kim, Hội An. Cách biển An Bàng 23km, cách Hội An 16km
Thời gian: Vì làng Mộc hơi xa và nhiều trải nghiệm với khung cảnh làng quê yên bình nên có thể dành 1 ngày để thăm làng Mộc nếu bạn có thời gian
LÀNG ĐÚC ĐỒNG PHƯỚC KIỀU:
Với tuổi đời lên tới 400 năm, làng đúc đồng Phước Kiều không chỉ là làng nghề thông thường mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của Hội An. Đến thăm Phước Kiều, bạn sẽ thấy các sản phẩm bằng đồng phục vụ trong các dịp tế lễ, hội hè như chiêng, phèng là,… và cả các sản phẩm sinh hoạt hằng ngày như nồi niêu, xoong chảo, chén bát,…
Địa chỉ: Điện Phương Điện Bàn, cách biển An Bàng 15km, cách phố cổ Hội An 8km.
Thời gian: Cũng hơi xa nên có thể dành hơn nửa ngày tham quan làng đúc đồng Phước Kiều.
Ẩm thực Hội An
* Mì Quảng
Mì Quảng từ lâu đã nổi tiếng là món ẩm thực trứ danh của Hội An, Quảng Nam. Ngày nay nó đã trở thành thứ quà chung cho du khách khi đến miền Trung. Cũng như phở, bún nhưng mì Quảng lai mang sắc thái và hương vị riêng biệt gồm những nguyên liệu bình dân làm từ sợi mì từ gạo, thịt tôm, thịt heo, thịt gà, miếng bánh tráng nướng, vài thứ rau sẵn có, chẳng thứ nào cao sang, quyền quý. Mùi thơm tỏa ra từ thịt, tôm, trứng, bánh tráng, đậu phộng kích thích khứu giác của thực khách, khiến món ăn càng tăng độ hoàn hảo.
* Cao Lầu Hội An
Nhiều người tưởng nhầm đây là mì nhưng thực chất lại không phải mì. Tinh tuý của món ăn chính là ở sợi cao lầu, được chế biến đặc biệt công phu. Khi ăn có cảm giác giòn sần sật của sợi cao lầu cùng vị mát ngọt của rau sống, cay, mặn mà của nước tương cùng tóp mỡ tan ra trong miệng vô cùng tuyệt hảo.
* Cơm gà Bà Buội
Đây là một thương hiệu nổi tiếng vô cùng quen thuộc với người dân Hội An. Nếu muốn thưởng thức món ăn này thì cơm gà Bà Buội là sự lựa chọn ưu tiên số 1 khi ghé thăm vùng đất này.
– Cơm gà nhà hàng Trung Bắc (Nhà hàng này nghe nói rất lâu đời, lên đến hàng trăm tuổi) – 87 Trần Phú – cá nhân mình thấy k bằng cơm gà bà Buội hoặc bà Nga
– Cơm gà bà Nga – 8 Phan Chu Trinh
– Cơm gà bà Buội – 22 Phan Chu Trinh
Bánh mì:
– Bánh mì Phượng – 2B Phan Chu Trinh (nên mua buổi sáng vì buổi chiều khách du lịch xếp hàng dài rất lâu)
– Bánh mì Madam Khánh – 115 Trần Cao Vân (Mình ăn cả 2 và đều thấy ngon vô cùng)
– Bánh mì Bích – 57 Phan Chu Trinh (Độc đáo nhân Pate ăn k ngấy)
– Bánh mì Bà Bứa – 117 Nguyễn Trường Tộ (Bánh mì kèm xôi, bánh chưng rán)
– Bánh mì Phố Cổ – số 2 Lê Lợi (dùng thịt xá xíu mềm thay vì thịt nguội)
Thịt nướng:
– Thịt nướng cô Diệu – Cuối đường Trần Quý Cáp, cổng sau chợ Hội An
– Thịt nướng công viên Kazik – trên đường Trần Phú
Bánh xèo quán Giếng Bá Lễ
Cơm Việt Quán Hoài Linh – 520 Hai Bà Trưng (Cơm Việt và nhiều món đặc sản Hội An)
Bánh Bèo – Hoàng Văn Thụ và Đinh Tiên Hoàng (Các quán ở đây không ăn bằng thìa, hay dĩa mà sử dụng dao tre)
Hoành Thánh quán Vạn Lộc – 27 Trần Phú
Bánh Bao, Bánh Vạc Hoa Hồng Trắng – 533 Hai Bà Trưng
Bánh đập hến xào – 679 Hai Bà Trưng
* Chè bắp
Nổi tiếng nhất ở Hội An phải là chè bắp Cẩm Na. Để chế biến món ăn này phải cần 3 nguyên liệu: bắp ngô, đường kính và bột năng. Chè bắp ở Hội An ngon bởi một lý do duy nhất là vị ngọt tự nhiên của bắp mới bẻ và độ sánh mịn. Để thưởng thức món ăn này, du khách có thể ăn đặc, ướp lạnh, dùng kèm với đá hay ăn kèm với các loại chè đậu khác đều ngon, rất đậm đà hương vị.