Làng cổ Đường Lâm mở ra khung cảnh cổ kính với con đường gạch, tường đá ong, giếng nước, cây đa. Giữa chốn đô thị xô bồ, nơi đây quả là chốn yên bình lý tưởng cho quãng thời gian thư giãn ngắn ngủi cùng Savingbooking.com trải nghiệm du lịch tại đây nhé!
1. Giới thiệu về làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm là một làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cho tới ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu… Có thể nói, giá trị nghệ thuật kiến trúc của những ngôi nhà cổ có lịch sử từ 200 – 300 năm ở nơi đây đã khiến cho Đường Lâm đã trở thành một điểm nhấn của du lịch quanh Hà Nội.
Đường Lâm là ngôi làng cổ đầu tiên được Nhà nước Việt Nam trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Xét về khía cạnh bảo tồn lịch sử văn hóa nghệ thuật cũng như quy mô kiến trúc, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau Phố cổ Hội An và Phố cổ Hà Nội. Nơi đây vẫn còn vẹn nguyên nghệ thuật và kiến trúc của một làng cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
>>> Bạn có thể đặt ngay: Combo hot quanh Hà Nội tiết kiệm
2. Làng cổ Đường Lâm ở đâu?
Làng cổ Đường Lâm nằm trên địa bàn xã Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thị xã khoảng 5km. Nơi đây hiện có 9 thôn với diện tích 800ha. Ngôi làng cổ này nổi bật bởi cảnh quan cổ kính cùng bề dày văn hóa lịch sử.
Xưa kia Đường Lâm có tên gọi là làng Mía mang đậm chất văn hóa dân tộc Kinh. Ngôi làng này gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, quê ngoại của Hai Bà Trưng. Đặc biệt, đây cũng là nơi duy nhất trong lịch sử Việt Nam sinh ra 2 vị vua, Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Ngày nay, các chứng tích cổ tại làng chủ yếu nằm ở các thôn Đông Phụ (Mông Phụ), Đông Sàng, Cam Lâm, Đoài Giáp, Văn Miếu. Trong đó, Mông Phụ được xem là địa điểm cổ kính nhất nhì xứ Đoài. Khi ghé thăm, bạn còn có cơ hội thường thức dấu ấn từ thời văn minh lúa nước như giếng nước, sân đình,…
>>> Xem thêm: BOOK ngay 4 resort sang trọng từng đoạt giải thưởng cho dịp cuối năm 2021
3. Thời điểm thích hợp đến làng cổ Đường Lâm trải nghiệm
Nhìn chung thì các bạn có thể đến du lịch làng cổ Đường Lâm vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng được. Tùy vào thời gian rảnh của các bạn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm thì có hai thời điểm lý tưởng nhất trong năm để đến khám phá ngôi làng nhỏ này đó là vào mùa lễ hội hoặc mùa lúa chín.
Mùa lễ hội tại Đường Lâm thường diễn ra vào khoảng tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào khoảng thời gian này tại làng Đường Lâm sẽ diễn ra khá nhiều những hoạt động lễ hội đặc sắc và thú vị. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến lễ làng Mông Phụ diễn ra từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm.
Ngoài ra thì khoảng thời gian mùa lúa chín vào tháng 5, 6 hàng năm cũng là lúc làng cổ Đường Lâm đón nhiều khách du lịch nhất. Vào khoảng thời gian này làng Đường Lâm hiện lên với một khung cảnh ấm no và yên bình đến lạ thường.
>>> Đọc thêm: Phở cuốn Hà Nội món ăn tinh tế “trăm ngàn nhớ thương” ăn đến đâu đã đến đó
4. Phương tiện di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Do vị trí địa lý khá gần, nên bạn có rất nhiều lựa chọn để di chuyển từ Hà Nội tới làng cổ Đường Lâm.
4.1. Phương tiện tự túc
Do khoảng cách không quá xa nên nếu bạn muốn có được trải nghiệm tự do khám phá có thể lựa chọn phương tiện tự túc là xe máy hoặc ô tô cá nhân. Có 2 cung đường để bạn tham khảo đó là:
- Cung đường 1: Từ trung tâm Hà Nội đi theo Đại lộ Thăng Long rồi rẽ phải ở ngã ba Hòa Lạc. Tiếp theo bạn đi theo đường 21 qua Sơn Lộc đến ngã tư đường 32 rồi đi theo bảng chỉ dẫn vào Đường Lâm
- Cung đường 2: Từ trung tâm Hà Nội bạn đi theo đường 32 lên thị xã Sơn Tây. Tiếp tục đi trên đường 21 và tìm tới ngã tư phía bên tay trái để đi tới cổng làng Đường Lâm.
4.2. Xe bus
Nếu như bạn ngại lái xe hoặc chưa rành đường thì có thể di chuyển bằng xe bus vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí. Gợi ý cho bạn một vài tuyến xe để bạn có thể lựa chọn:
- Xe bus tuyến số 77 ( Hà Đông – Sơn Tây)
- Xe bus tuyến số 70 (Kim Mã – Sơn Tây)
- Xe bus tuyến số 71 (Mỹ Đình – Sơn Tây)
Sau khi đến bến xe Sơn Tây, bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm để đi vào làng cổ Đường Lâm. Đối với phương tiện di chuyển trong làng thì bạn có thể đi bộ, đi xe đạp hoặc xe điện đều được. Giá thuê xe ở đây rất phù hợp với mọi du khách.
4.3. Xe khách
Xe khách là một lựa chọn không phải không hợp lý khi muốn đi từ Hà Nội tới Đường Lâm. Bởi vì bắt xe khách tuyến Mỹ Đình Phú Thọ khá tiện đường và có nhiều chuyến liên tục chỉ cách 1 tiếng 15 phút lại có một chuyến mới.
>>> Du lịch gần Hà Nội: Thỏa thích trải nghiệm với 10 điểm du lịch ở Ba Vì gần Hà Nội
5. Giá vé tham quan làng cổ Đường Lâm
Để tham quan ngôi làng cổ Đường Lâm thì bạn phải mua vé vào cổng với giá vé là 20.000 đồng/ người. Với mức giá quá rẻ thế này mà bạn có thể thoải mái khám phá mọi nơi trong ngôi làng.
6. Các điểm tham quan tại làng cổ Đường Lâm
6.1. Cổng làng Mông Phụ
Đây là chiếc cổng cổ duy nhất còn sót lại tại làng Mông Phụ. Dù lối vào làng có rất nhiều, đây vẫn được xem như cánh cửa chính của một ngôi nhà. Trong văn hóa Việt cổ, đây được xem là dấu mốc phân rõ không gian làng với bên ngoài.
Cổng làng Mông Phụ được dựng vào năm 1550 thời Lê Thần Tông. Kết cấu công thuộc kiểu “Thượng gia hạ môn”, có khung đỡ trong mái lợp ngói. Tường làng được làm từ đá ong đào, rồi lấy cát với vôi, mật làm chất kết dính mà dựng lên.
Hai cánh cửa được sử dụng gỗ lim dày khoảng 4 phân. Trên cánh cổng có 2 cối đá, 2 bánh xe gỗ bọc thép. Cạnh cổng là cây đa lớn được đồn đoán hơn 400 tuổi.
6.2. Đình làng Mông Phụ
Đình làng Mông Phụ thờ tự Đức Thánh Tản, vị thần thuộc tứ bất tử. Đình xây dựng vào năm 1553, tới năm 1859 mở rộng thêm đình ngoài với 2 dãy nhà bên tả hữu. Thêm vào đó là 4 cột nhà, tường bao quanh cùng câu đối, phù điêu nổi.
Ngôi đình này được coi là đình có quy mô lớn nhất Đường Lâm. 2 gian nhà đều có 4 lá mái chạm khắc hình mây, rồng bay. Ngói trên đình được xếp lớp hình vảy cá. Trên cột, xà nhà cũng được chạm khắc họa tiết tiêu biểu như rồng, tứ linh, phượng hoàng,…
Đặc biệt, khoảng sân rộng trước đình cũng được người dân tận dụng để phơi nông sản. Bên ngoài đình tụ tập khá nhiều hàng quán để khách du lịch thưởng thức hương vị địa phương.
6.3. Hệ thống nhà cổ
Bên cạnh cổng và đình làng, bạn tới Đường Lâm không thể bỏ qua hệ thống nhà cổ. Những ngôi nhà đặc trưng với ngói vảy cá, nguyên liệu cả từ phông thông tới đồ hiếm. Tường nhà chủ yếu được xây từ gạch đá ong vừa sẵn có vừa bền chắc.
Dưới đây là các ngôi nhà cổ nổi bật trong hệ thống:
- Nhà cổ ông Nguyễn Văn Hùng (xóm Sui Dưới, thôn Mông Phụ): Đây là ngôi nhà vô cùng ấn tượng với chiếc cổng cổ xưa cùng lối vào nhà rợp bóng cây tơ hồng. Bước vào không gian trong nhà là một cảm giác bình lặng, tĩnh mịch và vô cùng mát mẻ bởi ngôi nhà chủ yếu được làm bằng gỗ lim và gỗ mít và được trạm trổ hoa văn tinh xảo.
- Nhà cổ Ông Hà Nguyên Huyến (xóm Xui, thôn Mông Phụ): Nhà cổ của ông Huyến thu hút du khách thăm quan bởi không gian xanh mát cây cối và khoảng sân xếp đầy tăm tắp các vại tương màu nâu trầm do nghề nấu tương bao đời cha ông để lại. Mọi đồ vật đều cổ xưa rất hòa quyện với những bức hoành phi câu đối được trưng khắp nơi trong căn nhà.
- Nhà cổ Ông Thể (xóm Xui, thôn Mông Phụ): Tiếp nối ngôi nhà cổ ở Đường Lâm chính là nhà ông Thể. Ngôi nhà nằm tại xóm Xui, thôn Mông Phụ đã có đến 14 đời sinh sống. Kiến trúc của ngôi nhà được thiết kế bao gồm 7 gian theo lối truyền thống. Nét độc đáo của nhà cổ ông Thể chính là dùng mộng để xây dựng, chứ không sử dụng đinh sắt như những ngôi nhà bình thường khác. Chỉ cần vừa bước vào đến sân thôi là bạn đã ngửi thấy mùi tương thơm nhẹ nhàng phảng phất. Các chum được xếp gọn gàng, ngăn nắp. Lúc xưa nhà ông Thể nổi tiếng với nghề làm tương được rất nhiều người ưa chuộng.
- Nhà cô Dương Thị Lan: Nét đặc biệt ở nhà của chị Lan nằm ở những đồ trang trí hình chiếc sừng và bục cửa rất cao khiến ai muốn bước vào trong căn nhà đều phải cúi rạp mình. Những điều này đều thể hiện đây là ngôi nhà của người đỗ đạt làm quan.
- Nhà cổ Bà Điền
- Nhà cổ Ông Vĩnh.
>>> Xem ngay: Chăm chỉ làm việc, bay đúng lúc đến TOP 11 địa danh ở Hà Giang nên đi khám phá
6.4. Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Một trong những địa điểm tham quan rất được mọi người yêu thích tại làng cổ Đường Lâm đó chính là nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh nằm tại trung tâm của ngôi làng. Ngôi nhà này đã được xây dựng từ khoảng năm 1573. Ngày này nó là nơi thờ Giang Văn Minh – một vị đại sứ được vua Lê Thần Tông cử sang Trung Quốc. Trước sự xúc phạm của nhà Minh, ông đã anh dũng hy sinh để bảo vệ cho danh dự của dân tộc.
6.5. Nhà thờ giáo họ Mông Phụ
Nhà thờ Công giáo Mông Phụ tại làng cổ Đường Lâm được xây vào năm 1954. Kiến trúc châu u đã tạo nên nét đẹp thú vị giữa lối kiến trúc Á Đông. Nơi đây được dựng nên từ khoản đóng góp của người dân.
Hiện nay, nhà thờ vẫn đón tiếp người dân giáo họ tới cầu nguyện. Tuy chưa cổ như hệ thống nhà tại đây nhưng nét xưa cũ của cả 2 như hòa quyện với nhau. Tất cả tạo nên bức tranh tổng hòa và đa dạng cho ngôi làng cổ này.
6.6. Chùa Mía
Chùa Mía có tên chữ là Sùng Nghiêm tự, xưa kia chùa vốn chỉ có quy mô nhỏ. Vào năm 1632, phi tần chúa Trịnh Tráng Ngô Thị Ngọc Diệu ghé qua mới có ý tôn tạo này. Từ đó, người dân gọi bà là “Bà Chúa Mía” và đúc tượng phối thờ.
Quần thể chùa gồm gác chuông, chùa Trung, chùa thượng, tòa tháp Cửu phẩm Liên Hoa. Trước tiền đường đặt tấm bia trên lưng rùa nói về việc trùng tu chùa. Mặt khác, chùa cũng nổi tiếng với 287 pho tượng, trong đó có 6 tượng đồng, 106 tượng gỗ, 174 tượng đất sơn son thiếc vàng. Bước vào không gian của chùa Mía bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên của tâm hồn trong không gian của Phật pháp nhiệm màu vô cùng tôn nghiêm và thanh tịnh.
>>> Vi vu khắp chốn: Thả hồn theo gió bên thảo nguyên Đồng Lâm – Lạng Sơn
6.7. Đền và lăng Ngô Quyền
Đền và lăng Ngô Quyền thuộc thôn Cam Lâm trên đồi Cấm, đền được xây cao hơn lăng cách khoảng 100m, cả 2 kiến trúc đều quay mặt về hướng đông. Đây cũng được coi là vị thế đẹp nhất ấp Đường Lâm xưa. Thực tế, đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, gần nhất là thời vua Tự Đức.
Đền được xây bằng gạch, ngói mũi hài, tổng thể khá nhỏ và khép kín, phần Tiền đường có 5 gian với dáng vẻ trang nghiêm. Hiện phần này dùng để trưng bày về trận Bạch Đằng, giữa gian Hậu cung đặt tượng thờ Ngô Quyền lớn.
6.8. Đền thờ vương Phùng Hưng
Tuy nơi thờ tự Phùng Hưng có ở nhiều nơi nhưng đình tại Phùng Hưng vẫn được nhắc tới với quy mô lơn bất. Đình có kiến trúc độc đáo, in đậm nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Kiến trúc nơi đây mang đậm dấu ấn nhà Nguyễn thế kỷ XX.
Hình dáng đền thờ không phải từ đầu đã vậy, thiết kế hiện tại có được từ cuộc đại trùng tu năm 1889, trong đền có dựng bia Phùng tự bi ký tạc năm 1473 kể về tiểu sử của Ngài.
6.9. Giếng cổ Đường Lâm
Tại làng cổ Đường Lâm có rất nhiều giếng cổ cũng như đình làng, giếng nước được coi là linh hồn của nhiều làng quê Việt Nam. Đi tham quan quanh Đường Lâm bạn sẽ bắt gặp rất nhiều giếng cổ. Nếu được bạn hãy múc những xô nước dưới giếng cổ để cảm nhận được dòng nước mạch vô cùng trong vắt và mát rượi ở nơi đây.
>>> Book ngay: 6 khu nghỉ dưỡng thiền định đứng top đầu Việt Nam
7. Ẩm thực ở làng cổ Đường Lâm
Ở làng cổ Đường Lâm có rất nhiều món ăn hấp dẫn để bạn có thể thưởng thức hoặc mua về làm quà tặng cho bạn bè, người thân.
7.1. Thịt quay đòn
Món thịt quay ở Đường Lâm có hương vị rất riêng. Nguyên liệu được chọn là thịt ba chỉ với lớp bì dày, ít tóp mỡ. Gia vị tẩm ướp như húng lùng, hành, hạt tiêu, mắm muối,… Trong đó, lá ổi non là thành phần quan trọng nhất để tạo nên sức hấp dẫn cho món ăn.
7.2. Gà Mía
Gà mía nổi bật với vị ngọt, đậm đà, thịt chắc chứ không hề nhũn như gà công nghiệp. Da gà đặc biệt giòn, đặc biệt là loại trống thiến. Cách chăn nuôi thả vườn với thức ăn xanh cũng đem lại hàm lượng dinh dưỡng cao.
7.3. Bánh tẻ
Nguyên liệu làm bánh tẻ Sơn Tây không quá cầu kỳ. Chỉ với gạo tẻ, hành, mộc nhĩ là đủ để làm ấm lòng mọi du khách. Điều đặc biệt nhất của bánh tẻ Sơn Tây là bọc bằng lá chuối với hình dáng dài. Quả thực là đã miệng hơn hẳn so với bánh tẻ vùng khác.
7.4. Tương Mông Phụ
Tương làng Mông Phụ đặc sắc chẳng kém gì Nam Đàn hoặc Hưng Yên. Khi tới làng, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chum đựng tương giữa sân nhà đá ong. Ấy thế mà ai ghé qua cổ trấn này cũng phải mang về thưởng thức cùng cả gia đình.
7.5. Kẹo dồi, kẹo lạc
Kẹo dồi, kẹo lạc có ở nhiều nơi nhưng không phải nơi đâu cũng say đắm như Sơn Tây. Chỉ mạch nha, đường, lạc đã đủ lưu luyến trái tim du khách. Nơi ngồi thưởng thức cũng không cần quá cầu kỳ. Chén trà nhỏ cùng sạp hàng ven đường là đủ râm ran câu chuyện cả chiều.
7.6. Chè lam
Chè lam là món ăn dân dã nức tiếng nhất tại Đường Lâm. Khi ghé thăm, bạn có thể bắt gặp thức quà này ở khắp ngoài ngõ trong làng. Thêm vào đó, đừng bỏ qua các món vặt bán cùng như kẹo lạc, oản, bỏng nhé.
>>> Xem thêm: Checkin cảnh sắc thiên nhiên cùng những địa điểm du lịch Ninh Bình
8. Một số lưu ý khi đi tham quan tại làng cổ Đường Lâm
– Khi vào làng cần mua vé ở quầy vé ngay cổng làng, số tiền mua không nhiều nhưng thể hiện tính trách nhiệm của cá nhân với các khu vực di tích.
– Tham quan Đường Lâm thích hợp nhất là đi bộ hoặc đi xe đạp vì bạn có thể đi vào từng ngõ ngách của làng mà không phá vỡ sự tĩnh lặng, yên bình của những ngôi nhà cổ nơi đây.
– Ở một số điểm tham quan có người của ban quản lý di tích (đeo thẻ) sẽ giới thiệu về địa điểm đó cho các bạn, việc đưa tiền tips không bắt buộc nhưng những ông lão đó khá nhiệt tình giải thích cho các bạn nên chúng ta cũng nên đáp lại sự nhiệt tình của họ.
– Nếu các bạn muốn sử dụng các dịch vụ như đặt ăn trưa, homestay mà chưa liên hệ trước thì nên tìm địa điểm liên hệ trước rồi hãy đi chơi vì thường những gia đình này khi các bạn đặt mới bắt đầu làm cơm.
– Khi vào tham quan các nhà cổ, các bạn nhớ chào những người trong gia đình, xin phép một cách lịch sự, họ sẽ rất nhiệt tình đón tiếp các bạn. Nếu muốn mua gì làm quà cho người ở nhà thì các bạn có thể mua ngay ở những gia đình này thay vì ngoài chợ.
Hi vọng những kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm Savingbooking.com chia sẻ chi tiết ở trên đã giúp bạn tham quan khám phá Đường Lâm thuận tiện, trọn vẹn và nhiều niềm vui nhất. Cần tham khảo bất cứ thông tin gì bạn hãy liên hệ với Savingbooking.com và đừng quên tham khảo thêm Combo quanh Hà Nội để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất bạn nhé!
Ms Hieu
THÔNG TIN ĐẶT & TƯ VẤN DỊCH VỤ COMBO DU LỊCH TIẾT KIỆM
❤️ Savingbooking.com – đảm bảo kỳ nghỉ của Bạn an toàn và đáng nhớ, đội ngũ giàu kinh nghiệm chuyên nghiệp của chúng tôi sẵn sàng phục vụ Bạn 24/7.
Combo Du Lịch | Lưu Trú | Chuyến Bay | Dịch vụ Golf | Tour
► Vui lòng Liên hệ:
Đường dây nóng | Hotline: ☎️ +84.938057789
Miền Bắc | Northern: ☎️ +84.917402577
Miền Trung | Central: ☎️ +84.943902277
Miền Nam | The South: ☎️ +84.947802266
Miền Tây | The West: ☎️ +84.889022266
Email: enquiry@savingbooking.com